Mỗi khi bắt tay vào làm một việc gì đó lớn, người ta thường sẽ thờ cúng như một thói quen. Như trước khi đi thi, trước khi đi xa,…. Họ quan niệm rằng làm như vậy sẽ gặp được nhiều may mắn hơn. Cũng như vậy, trước khi khai thác tài nguyên trên một mảnh đất, họ sẽ làm một lễ động thổ. Vậy lễ động thổ là gì?
Nội dung bài viết
Lễ động thổ là gì?
Lễ động thổ là một nghi thức thờ cúng thần linh, thổ địa từ gia chủ với mục đích thông báo về việc tiến hành xây dựng trên mảnh đất đó.
Mỗi khi có việc gì đó phát sinh đến làm nhà, đất đai, công trình xây dựng, thi công, làm đường,… người ta đều cho rằng sẽ động đến thổ địa, long mạch nên cần phải cúng bái trước khi thực hiện.
1. Nguồn gốc lễ khởi công động thổ
Dựa theo các sách cổ của Trung Hoa, lễ động thổ xuất hiện từ khoảng năm 113 trước Công Nguyên. Đó là năm Mậu Thìn, nhà vua Hán Vũ Đế nhận thấy triều đình và cả dân chúng chỉ có tục tế Trời mà không có tế Đất, ông bèn họp toàn bộ các quan thần lại để bàn việc tổ chức buổi Lễ Hậu Thổ. Có nghĩa là tạ ơn Thần Đất hay còn gọi tên khác là Xã Tế.
Hàng năm trong thời kỳ đó, tổ chức lễ động thổ sẽ được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải chuẩn bị lễ cúng Thổ thần để xin bắt đầu khai thác đến đất cho một Năm mới. Lễ khởi công xây dựng tức là người động thổ sẽ bắt đầu đào xới đất cát vào buổi đầu năm (đây là một nghi thức trong nghề nông, nó mang ý nghĩa cầu mong cả năm gia đình làm ăn sẽ được thuận lợi).
Thực tế hiện nay, ngày tổ chức lễ khởi công không cứ nhất định là phải vào đúng một ngày quy định nào. Nhưng để giúp dân chúng tiện lợi trong việc làm ăn, có thôn làng thường tự cử hành lễ này sau ngày mùng 3 ngày tết. Các bậc kỳ lão cùng bậc quan sẽ được vinh dự cử làm chủ tế và bồi tế để đại diện cúng thần Đất. Lễ vật để dâng cúng gồm có các vật: hương đăng, trầu rượu, bộ y phục, kim ngân đồ mã.
Ngay trong buổi lễ, ông chủ tế với bộ áo thụng xanh tiến hành cuốc mấy nhát xuống đất để lấy được một cục đất đặt lên trên bàn thờ. Sau đó đọc tường trình với Thổ thần để xin cho dân làng được phép động thổ. Ngay sau buổi lễ này được diễn ra, dân làng mới được sử dụng tới đất. Ai mà cuốc xới trước lễ động thổ sẽ bị dân làng bắt vạ. Trong vòng ba ngày tết, nếu không may có bất kỳ ai vướng mệnh chung, tang gia phải giữ lại trong nhà, sau khi đợi buổi lễ diễn ra xong mới được phép đào huyệt an táng.
Tuy nhiên ngày nay, nếu không phải nghề nông, mà áp dụng bất cứ phương pháp nào vào xây dựng các công trình. Người ta cũng sẽ bắt đầu từ công việc đào móng trước tiên (hoặc đào, xúc đất để tượng trưng). Sau đó mới khởi công xây dựng một công trình, mà công việc đào móng là động đến đất (Thổ địa) nên buộc phải làm lễ xin phép.
2. Tổ chức lễ khởi công có ý nghĩa gì?
Buổi lễ là một số trong những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam ta từ rất xa xưa. Nó được xem giống như một nét tín ngưỡng, tâm linh. Một buổi khởi công thành công, thuận lợi, sẽ giúp báo hiệu cho mọi thứ về sau luôn suôn sẻ, tốt đẹp. Nếu là chủ đầu tư, chủ công trình thì ai cũng đều có một mong muốn rằng, công trình của mình nhất định sẽ hoàn thành đúng tiến độ và gặp được nhiều thuận lợi.
Nhờ vậy, lễ khởi công xây dựng đã có một tầm quan trọng rất lớn. Đặc biệt, buổi lễ này còn thay lời muốn nói đến với tất cả người dân cùng những đối tác hay khách tham dự mọi nơi. Về một công trình đang và sẽ chuẩn bị được đưa vào xây dựng, hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để các nhà đầu tư rót vốn, các CEO có cơ hội giao lưu, trao đổi, và kêu gọi vốn đầu tư, cổ đông sẽ ký kết những hợp động kinh doanh cho công ty, nhà máy đó.
Chính vì vậy, ý nghĩa của lễ khởi công nhìn chung là rất lớn. Tuy nhiên, để thực sự có một lễ khởi công thuận lợi thì bạn cũng sẽ cần xem xét về ngày giờ, thời tiết hôm đó sao cho phù hợp. Tất cả những thứ đó đều tác động trực tiếp đến khía cạnh thành công trong buổi lễ.
Một số hình ảnh lễ khởi công
>> Tham khảo:
- Tổ Chức Lễ Khởi Công Lễ Động Thổ Hoành Tráng Chuyên Nghiệp
- Thuê dụng cụ thiết bị tổ chức lễ khởi công động thổ giá rẻ
Nghi thức tổ chức lễ động thổ đúng cách
Nghi thức tổ chức lễ khởi công được tiến hành từng bước như sau:
Bước 1: Cần chọn được ngày lành, tháng tốt
Điều này mang yếu tố quyết định vì theo bói tử vi, ngày tháng và năm phải phù hợp với tuổi của chủ nhà.
Cần tránh những ngày xấu như: Ngày Hắc Đạo, Sát Chủ, Trùng phục…
Bước 2: Sắm lễ động thổ
Gia chủ cần phải chuẩn bị các vật phẩm phục vụ buổi lễ đó. Có nhiều cách để cúng khác nhau tùy theo tuổi, mạng số và phong thủy của chủ đất. Tùy vào dụng ý của Pháp sư để có thể xem xét kỹ hơn cho mảnh đất đó. Do đó, sẽ có vài nơi, một số người cúng mặn, một vài người chọn cúng đồ chay, hoa quả…
Bước 3: Tiến hành nghi lễ
Gia chủ cần bày biện lễ vật lên một chiếc bàn đặt ngay giữa khu đất được thi công, chọn chỗ có đất cao ráo, đẹp nhất. Sau đó, đốt hai cây đèn đồng thời thắp 7 cây hương với chủ nam và 09 cây nhanh với gia chủ nữ giới. Sau đó chỉ cần thầy cúng đọc bài cúng đã chuẩn bị.
Lời kết
Trên đây là thông tin cơ bản về lễ động thổ hay lễ khởi công mà An Event muốn chia sẻ đến bạn! Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc chuẩn bị tổ chức lễ khởi công, động thổ! Nếu bạn có nhu cầu thuê dịch vụ tổ chức lễ khởi công chuyên nghiệp hãy liên hệ với An Event theo thông tin dưới đây.
Thông tin Liên hệ
- Địa chỉ Văn phòng: 71 Nguyễn Thị Định, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ Kho Thiết bị 1: TT2 ô số 50, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Địa chỉ Kho Thiết bị 2: BT04-01, Khu đô thị mới Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline 1: 0967.545.555
- Hotline 2: 096.448.2221
- Email: anevent.vn@gmail.com hoặc nguyet.anevent@gmail.com
- Website: www.anevent.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/ChoThueBanGheHaNoi
- Youtube: https://www.youtube.com/CongtyTochucsukienAnEvent